Công văn của UBND xã Sơn BằngV/v tập trung sản xuất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ Xuân 2024
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ SƠN BẰNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
|
Số: /UBND
V/v tập trung sản xuất, chăm sóc
và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
vụ Xuân 2024
|
Sơn Bằng, ngày 21 tháng 02 năm 2024
|
Kính gửi:
Các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo xản xuất;
Các đồng chí thôn trưởng;
Giám đốc HTX DV Nông nghiệp
Hiện nay thời tiết thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển, cũng là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại. Để bảo vệ tốt kết quả sản xuất, hạn chế đến mức thấp thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, UBND xã đề nghị các đồng chí trong BCĐ sản xuất, các đồng chí trưởng thôn, Giám đốc HTX DV Nông nghiệp cùng các hộ dân thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Các đồng chí thôn trưởng các thôn
a) Đối với cây lúa:
Tập trung tuyên truyền, chỉ đạo các hộ nông dân thăm đồng thường xuyên, kiểm tra các thửa ruộng của hộ gia đình mình, đắp bờ giữ nước tại chỗ, diệt chuột, ốc bươu vàng và bõ trị tại các trà bị gây hại đồng thời cần đắp chặn các cống trộ để giữ độ ẩm cho ruộng; khi lúa cứng cây tăng cường công tác tỉa dặm để đảm bảo mật độ đồng đều trên ruộng, chăm sóc, bón phân phù hợp cho giai đoạn bón thúc (khi lúa bén rễ hồi xanh): Bón 300-350 kg/ha phân NPK (16:5:17) + 30 kg phân đạm urê kết hợp làm cỏ sục bùn. Có thể phun bổ sung bằng phân bón qua lá: Max.Kali - Humate, AH, Atonic, Komic, MĐ101…. phun vào thời điểm lúa đẻ nhánh, lúa trỗ 5-10%. Nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
* Cách phòng trừ Ốc bươu vàng: Các hộ dân cần chú ý
Bón phân lót Urea, NPK (60-70 kg) + Hợp Trí Super Humic (2-3 kg)/ ha để giúp cây lúa non mọc khoẻ và giảm thấp số lượng ốc bươu vàng gây hại.
Cắm các cọc tre, sậy ở những chỗ ngập nước, mương kênh tưới để thu hút ốc đẻ trứng, thu lượm (7-10 ngày/ lần) và phá các ổ trứng dễ dàng.
Phun Hợp Trí CaSi 30 ml/ bình 16 lít ở giai đoạn 10-12 ngày sau sạ để cung cấp Silic giúp cây lúa cứng cáp hạn chế tác hại của ốc bươu vàng.
Thỉnh thoảng rút nước ra khỏi ruộng, giữ mực nước thấp 2-3 cm nhằm hạn chế ốc di chuyển và phá hại.
* Cách phòng trừ bọ trĩ gây hại: Bón phân sau gieo 10 ngày và giữ nước liên tục 3cm trong giai đoạn lúa đẻ nhánh. Sau khi bón phân 4 ngày thì tiến hành phun Platimula tăng cường sức sống để giúp cây lúa đẻ nhánh tối đa cho chồi hữu hiệu, tạo bộ rễ phát triển mạnh, đồng thời giúp cây lúa khỏe hạn chế được bọ trĩ gây hại.
Qua kiểm tra bệnh đạo ôn đã xuất hiện ở một số thửa,một số giống như Thái Xuyên 111… Đề nghị thôn trưởng các thôn thông báo cho nhân dân kiểm tra đồng ruộng và bón cân đối các loại phân.
b) Đối với Ngô, lạc, rau các loại
Tranh thủ thời tiết thuận lợi tập trung làm đất, gieo trỉa hết diện tích còn lại, phấn đấu hoàn thành trước 29/02/2024.
2. HTX dịch vụ nông nghiệp: Chỉ đạo các thôn thông báo cho nhân dân kiểm tra các vùng đã bơm đồng thời đắp chặn toàn bộ cống trộ sau khi nước đã bơm xong, tránh để thất thoát lãng phí nước.
3. Cán bộ Ban chỉ đạo, cán bộ công chức: trên cơ sở được phân công phụ trách các đơn vị thôn kiểm tra, đôn đốc và nắm tình hình sản xuất, dịch bệnh của các đơn vị báo cáo về UBND xã để kịp thời xử lý.
Trên đây là những nội dung quan trọng, yêu cầu các đồng chí trong BCĐ sản xuất, các đồng chí trưởng thôn, Giám đốc HTX DV Nông nghiệp cùng các hộ dân nghiêm túc thực h
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Văn Bé
|