KẾ HOẠCH
Sản xuất vụ Hè Thu năm 2023
UỶ BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
XÃ SƠN BẰNG
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: /KH-UBND
|
Sơn Bằng, ngày 12 tháng 5 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
Sản xuất vụ Hè Thu năm 2023
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2022
I. Những kết quả đạt được.
1. Kết quả sản xuất
1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chủ yếu.
- Cây lúa: Tổng diện tích lúa hè Thu: 62 ha, năng suất bình quân 34,22 tạ/ha, sản lượng 212 tấn.
- Đậu Hè thu: Diện tích 15 ha, năng suất đạt 7,5 tạ/ha, sản lượng 11,5 tấn.
- Cây ngô: Diện tích gieo trỉa là 35 ha, năng suất 49 tạ/ha, sản lượng 171,5 tấn.
- Rau màu các loại: Diện tích thực hiện 5,0ha, năng suất 73,7 tạ/ha, sản lượng 36,9 tấn.
1.2. Chăn nuôi
- Tăng cường công tác phòng bệnh gia súc, gia cầm, quản lý giết mổ gia súc trên địa bàn. Tổng đàn có: Đàn trâu, bò, bê, nghé 995 con; đàn Hươu 640 con; , đàn lợn 456 con, đàn ong 255 đàn, đàn Dê 220 con. Đàn gia cầm 21.500 con.
2. Công tác chỉ đạo, quản lý
2.1. Ban hành văn bản: Thực hiện Đề án số 66/ĐA-UBND ngày 28/4/2022 về sản xuất Hè thu 2022 của UBND huyện, UBND xã chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất Hè Thu số 09/KH-UBND ngày 12/5/2022, tổ chức hội nghị triển khai ngày 13/5/2022, ban hành lịch thời vụ cây lúa hoàn thành trước 10/6 và các cây trồng cạn hoàn thành trước 30/6. Tham mưu ban hành 05 công văn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sản xuất, phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây trồng vụ Hè Thu.
2.2. Chỉ đạo cơ cấu giống, thời vụ
* Cây lúa:
+ Về giống: Tập trung sản xuất lúa Hè thu sử dụng nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 115 ngày, gồm các giống: Xuân mai 12, PC6, ADI168.
+ Thời vụ: Căn cứ vào thời gian thu hoạch lúa Xuân, thời gian sinh truởng của giống gieo trong vụ Hè Thu để xác định thời vụ gieo của từng giống. Chỉ đạo gieo tập trung từ 25/5-05/6/2021 để lúa trổ tập trung từ 01-07/8, kết thúc thu hoạch trước ngày 10/9/2021.
* Cây trồng cạn:
+ Về giống:
- Đối với Đậu xanh: gieo các giống đậu cho năng suất cao ổn định VN 99-3, VN 93-1, ĐX11.
- Đối với ngô:
Ngô lấy hạt: Sử dụng nhóm giống: NK4300, CP3Q, PAC789, …và nhóm ngô nếp ngắn ngày: MX4, MX 10, HN68...
Ngô sinh khối: Sử dụng các giống có năng suất thân lá cao sản xuất làm thức ăn chăn nuôi CP 6919, P4199, NK66, NK4300……
+Về thời vụ: Thu hoạch lạc, ngô vụ Xuân đến đâu tập trung gieo trỉa đậu xanh, ngô đến đó, kết thúc trước 30/6.
c. Kỹ thuật canh tác
- Đối với lúa: Tuân thủ quy trình thâm canh của từng giống, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:
+ Thu hoạch lúa Xuân nhanh gọn, cắt sát gốc, dọn sạch rơm rạ và phụ phẩm trên ruộng; tận dụng triệt để nguồn nước sẵn có trên đồng ruộng khi thu hoạch lúa Xuân và điều tiết, sử dụng nước ở sông, bàu, trạm bơm hợp lý để phục vụ gieo cấy lúa Hè thu theo đúng khung lịch thời vụ.
+ Làm đất kỹ, những vùng phèn chua bón bổ sung 20 - 25 kg vôi/sào để cải tạo độ chua, phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh để cải tạo độ phì của đất, hạn chế ngộ độc hữu cơ, bón cân đối phân vô cơ theo đúng quy trình kỹ thuật đối với từng giống lúa.
+ Lúa Hè thu thời gian sinh trưởng ngắn nên cần tập trung bón lót nhiều, bón thúc sớm; bón cân đối các yếu tố, chú ý tăng cường bón Kali, NPK (nhất là đối với lúa lai) để hạn chế sâu bệnh hại.
- Đối với cây trồng cạn: Tranh thủ độ ẩm đất sau thu hoạch cây trồng vụ Xuân tiến hành gieo trỉa sớm. Chú trong các biện pháp đầu tư thâm canh như: Đảm bảo mật độ, bón đủ phân, nước tưới, phát hiện và phòng trừ kịp thời, có hiệu quả các đối tượng sâu bệnh.
2.3. Công tác quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp
Phối hợp với đoàn kiểm tra của huyện tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
2.4. Công tác thủy lợi:
Công tác chỉ đạo sản xuất hè thu, chống hạn được quan tâm và thực hiện kịp thời; thường xuyên kiểm tra hiện trạng mực nước ở sông Ngàn phố Bàu, trạm bơm, xã đã chỉ đạo hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xây dựng lịch bơm tưới cho lúa nên ban đầu cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất cho các xứ đồng.
2.5 Công tác bảo vệ thực vật:
Vụ Hè thu 2022, nhiệt độ thời tiết cao hơn TBNN các đối tượng dịch hại trên lúa ở mức thấp. Tuy nhiên trên cây ngô, sâu keo mùa thu gây hại nặng, mật độ dao động từ 4 - 7 con/m2, cục bộ nơi cao 15 - 18 con/m2, đây là loài dịch hại mới, liên tục gối lứa, khó phòng trừ, nhưng nhờ sự chủ động trong công tác dự tính, dự báo, điều tra phát hiện dịch hại của cơ quan chuyên môn và sự chỉ đạo sát sao quyết liệt của UBND xã nên dịch hại được khống chế không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.
2.6. Công tác thú y: Là năm dịch Viêm da nổi cục xuất hiện và bùng phát trên địa bàn; đây là bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện dịch bệnh nên cơ quan chuyên môn, chính quyền và người dân còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng chống và điều trị.
II. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1. Một số tồn tại, hạn chế
- Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng không đạt kế hoạch đề ra.
- Giá vật tư đầu vào (đạm, lân, kali) tăng cao ảnh hưởng đến khả năng đầu tư thâm canh của người dân nên một số diện tích sản xuất đạt năng suất thấp.
- Điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, đầu vụ mưa lớn cục bộ gây ngập úng, ảnh hưởng lớn đến tâm lý người sản xuất trong các năm tiếp theo.
2. Nguyên nhân của tồn tại
- Các thôn chưa quyết liệt trong việc chấp hành lịch thời vụ dẫn đến lúa Hè thu gieo chậm hơn lịch thời vụ.
- Đội bảo nông còn chưa sâu sát trong việc dẫn tưới, một số đơn vị cử người chưa thực hiện tốt nhiệm vụ, ý thức của người dân không mặn mà trong việc sản xuất vụ hè Thu.
3. Bài học kinh nghiệm
- Việc chỉ đạo quyết liệt về cơ cấu giống lúa ngắn ngày, chấp hành lịch thời vụ, cân đối và linh hoạt điều hành tưới nước, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, phòng trừ kịp thời sâu bệnh là bài học quan trọng để vụ Hè Thu thắng lợi khá toàn diện.
- Chỉ đạo và thực hiện quyết liệt việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm góp phần rất lớn trong việc ổn định tổng đàn, kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP SẢN XUẤT HÈ THU NĂM 2023
I. Nhận định chung
1. Nhận định về thời tiết
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thời tiết vụ Hè Thu 2023:
- Bão/ATNĐ: Từ tháng 7-9/2023, số lượng bão/ATNĐ trên khu vực Biển Đông có khả năng tương đương với TBNN cùng thời kỳ (khoảng 4-5 cơn bão/ATNĐ trên khu vực Biển Đông), trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến khu vực Hà Tĩnh 01 - 02 cơn.
- Nắng nóng: Từ tháng 7-8/2023 nắng nóng tiếp tục xảy ra, cường độ nắng nóng có khả năng gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022. Sau đó nắng nóng có xu hướng giảm cường độ trong tháng 9/2023 với số đợt nắng nóng xảy ra ít ngày hơn. Khả năng năm nay nắng nóng kết thúc muộn và trong tháng 10/2023 nền nhiệt độ ở mức cao, một vài nơi vẫn còn có khả năng nhiệt độ đạt đến ngưỡng nắng nóng.
- Xu thế lượng mưa: Từ tháng 7 - 9/2023 tổng lượng mưa có xu hướng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ từ 5 - 10%.
2. Thuận lợi
- Tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
- Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch, làm đất khá cao góp phần làm giảm áp lực thời vụ sản xuất vụ Hè thu.
- Bộ giống lúa vụ Hè thu đáp ứng cho sản xuất theo hướng “ăn chắc” kể cả về năng suất và chất lượng, việc bổ sung các giống mới có triển vọng cơ bản đảm bảo cơ cấu bộ giống phục vụ sản xuất.
- Mực nước ở sông Ngàn phố, Bàu cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới cho vụ Hè thu.
3. Khó khăn
- Thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, sản xuất Hè Thu đối mặt với nguy cơ nắng nóng đầu vụ, ảnh hưởng đến gieo trồng và sinh trưởng lúa, cây trồng cạn, cuối vụ nguy cơ gặp mưa bão lớn.
- Các đối tượng dịch hại trên lúa đang tiềm ẩn nguy cơ phát sinh gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất lúa, đặc biệt là sự phát sinh, gây hại của lứa sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn vào giai đoạn làm đòng - trổ bông của lúa vụ Xuân - là nguy cơ chuyển tiếp và ảnh hưởng đến sản xuất vụ Hè thu 2023.
- Đầu vụ dung tích nước ở sông Ngàn phố, Bàu đạt khá cao, nhưng việc điều tiết ở những vùng xa trạm bơm trong điều kiện nắng nóng tại một số vùng có thể gặp khó khăn.
II. Quan điểm chỉ đạo
Chỉ cơ cấu sản xuất lúa trên những vùng chủ động nước tưới, sử dụng bộ giống lúa ngắn ngày để sản xuất, mở rộng tối đa sản xuất cây màu trên đất lúa không chủ động tưới; linh hoạt trong tổ chức chỉ đạo sản xuất, né tránh thiên tai phấn đấu sản xuất vụ Hè Thu an toàn, hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2023.
III. Mục tiêu
Tổng diện tích gieo trồng đạt trên 157 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Hè thu phấn đấu đạt trên 437,5 tấn, cụ thể:
- Lúa: diện tích 62 ha, năng suất 36 tạ/ha, sản lượng 235 tấn.
- Ngô: diện tích 65 ha, trong đó diện tích ngô lấy hạt 45 ha, năng suất 45tạ/ha, sản lượng 202,5 tấn; diện tích ngô thức ăn 20 ha, năng suất thân lá 315 tạ/ha, sản lượng 630 tấn.
- Đậu: diện tích 30 ha, năng suất 9 tạ/ha, sản lượng 27,0 tấn.
- Rau các loại: 5 ha, năng suất 60 tạ/ha, sản lượng 30 tấn.
Chăn nuôi phấn đấu tổng đàn đạt:
Trâu bò: 685 con; Đàn hươu 665 con, củng cố ổn định các mô hình cũ khuyến khích các hộ nuôi quy mô 5-7 con; Đàn lợn: ổn định đàn từ 250-300 con, đàn gia cầm 12500 con.
IV. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Công tác tuyên truyền
Tuyên truyền rộng rãi, đến tận hộ dân Đề án sản xuất vụ Hè Thu 2023; Luật trồng trọt; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/11/2022 của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo; chính sách phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 về việc quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025; cảnh báo, thông báo về tình hình thời tiết, dịch hại cây trồng đến tận cơ sở và người sản xuất.
2. Phát triển sản xuất
2.1. Đối với sản phẩm chủ lực: Trên cơ sở Quyết định số 7071/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 về việc giao chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 cho các xã, thị trấn để kiểm tra, rà soát, đánh giá cụ thể kết quả thực hiện từng chỉ tiêu đến tháng 5/2023 để có giải pháp triển khai thực hiện, đảm bảo đến cuối năm 2023, 100% chỉ tiêu được giao đạt và vượt kế hoạch.
2.2. Đối với sản xuất các loại cây trồng vụ Hè thu truyền thống
a. Quy hoạch vùng sản xuất, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Trên cơ sở rà soát, kiểm tra, dự báo lượng nước hữu dụng của các hồ, bàu hiện có và tính toán khả năng khai thác nguồn nước khác xã tính toán diện tích, lượng nước có thể đảm bảo đủ tưới, an toàn trong điều kiện nắng hạn kéo dài để khoanh vùng, chủ động bố trí gieo cấy tập trung, đồng loạt từng vùng theo lịch thời vụ quy định trong khoảng thời gian ngắn nhất nhằm điều tiết, quản lý nước hợp lý, tiết kiệm. Tuyệt đối không quy hoạch sản xuất lúa trên các vùng không chủ động nước.
b. Cơ cấu giống và thời vụ
* Cây lúa:
+ Về giống: Sử dụng nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày: Bắc Thịnh, PC6, BQ, ADI168.
+ Thời vụ: Căn cứ vào thời gian thu hoạch lúa Xuân, thời gian sinh truởng của giống gieo trong vụ Hè Thu để xác định thời vụ gieo của từng giống. Chỉ đạo gieo tập trung từ 25/5-12/6/2023 để lúa trổ tập trung từ 01-07/8, kết thúc thu hoạch trước ngày 10/9/2023.
* Cây trồng cạn:
+ Thời vụ gieo trỉa: Thu hoạch lạc, ngô vụ Xuân đến đâu tập trung gieo trỉa đậu xanh, lạc, ngô đến đó, kết thúc trước 30/6. Ngô sinh khối căn cứ vào diễn biến thời tiết vào nhu cầu phục vụ chăn nuôi để bố trí gối vụ phù hợp.
+ Về giống:
- Đối với Đậu xanh: gieo các giống đậu cho năng suất cao ổn định VN93-1, VN99-3, ĐX11, ĐX14, ĐX208.
- Đối với ngô: Ngô lấy hạt: Sử dụng nhóm giống: P4311, CP511, CP311, CP512, CP111, CP519, PAC789, PAC558 …và nhóm ngô nếp ngắn ngày: MX4, MX 10, HN68...
Ngô sinh khối: Sử dụng các giống có năng suất thân lá cao sản xuất làm thức ăn chăn nuôi CP 6919, P4199, NK66, NK4300……
- Rau các loại: Chủ yếu sản xuất rau muống, họ bầu bí, dưa các loại....
c. Kỹ thuật canh tác
- Đối với lúa: Tuân thủ quy trình thâm canh của từng giống, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:
+ Thu hoạch lúa Xuân nhanh gọn, cắt sát gốc, dọn sạch rơm rạ và phụ phẩm trên ruộng; tận dụng triệt để nguồn nước sẵn có trên đồng ruộng khi thu hoạch lúa Xuân và điều tiết, sử dụng nước ở sông, bàu, trạm bơm hợp lý để phục vụ gieo cấy lúa Hè thu theo đúng khung lịch thời vụ.
+ Làm đất kỹ, những vùng phèn chua bón bổ sung 20 - 25 kg vôi/sào để cải tạo độ chua, phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh để cải tạo độ phì của đất, hạn chế ngộ độc hữu cơ, bón cân đối phân vô cơ theo đúng quy trình kỹ thuật đối với từng giống lúa.
+ Lúa Hè thu thời gian sinh trưởng ngắn nên cần thực hiện nguyên tắc bón “Nặng đầu, nhẹ cuối”; bón cân đối các phân đa lượng với nhóm vi lượng, khuyến khích sử dụng phân tổng hợp NPK chuyên dụng, hạn chế sử dụng phân đơn, trong bối cảnh giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao tuyên truyền hướng dẫn người dân chủ động sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp, cây phân xanh để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng và bồi dục đất sản xuất.
- Đối với cây trồng cạn: Tranh thủ độ ẩm đất sau thu hoạch cây trồng vụ Xuân tiến hành gieo trỉa sớm. Chú trọng các biện pháp đầu tư thâm canh như: Đảm bảo mật độ, bón đủ phân, nước tưới, phát hiện và phòng trừ kịp thời, có hiệu quả các đối tượng sâu bệnh.
- Rau, đậu: Đa dạng hóa các phương thức canh tác, trồng thuần, trồng xen, gối vụ. Tổ chức sản xuất theo hình thức tập trung để tiện cho chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
d. Giải pháp về Thủy lợi
- Đây là khâu quan trọng hàng đầu trong sản xuất, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên cần chủ động tiết kiệm nước, điều hành bơm tưới kịp thời hiệu quả, khoanh vùng xác định vùng sản xuất đảm bảo, nên cần làm tốt các khâu tu sửa máy móc thiết bị nạo vét kênh mương hệ thống cống trộ đóng mở. Điều hành tổ vận hành dẫn tưới hoạt động hiệu quả.
- Thực hiện phương châm tưới nước tiết kiệm, xa nguồn nước ưu tiên tưới trước, tưới đến đâu gieo đến đó và phải bảo đảm tưới đủ cho toàn bộ diện tích có khả năng gieo theo kế hoạch đề ra. Những vùng nào khó khăn không đủ nước tưới suốt cả vụ thì phải chuyển đổi sang cây trồng khác, không để nông dân gieo trồng trên diện tích này.
- Chủ động giao HTX DV NN tổ chức nạo vét, khơi thông hệ thống mương, cống rãnh, trạm bơm đảm bảo tưới nước hợp lý phục vụ sản xuất. Khi mực nước sông, bàu xuống dưới mực nước chết, cần đặt các máy bơm dầu, bơm điện để phục vụ công tác chống hạn.
- Tu sửa bờ vùng, bờ thửa, nạo vét thông thoáng kênh mương, khơi thông dòng chảy, tận dụng lượng nước hồi quy, sử dụng nước tiết kiệm và chú ý đón nước mưa tiểu mãn bổ sung cho sông, bàu, không tháo cạn nước khi thu hoạch lúa Xuân.
2. Công tác bảo vệ cây trồng, vật nuôi
2.1. Công tác bảo vệ thực vật
- Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo về thời điểm xuất hiện, mức độ gây hại và hướng dẫn phòng trừ đạt hiệu quả cao; chú trọng các đối tượng như: chuột, bạc lá vi khuẩn, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn…gây hại trên lúa.
+ Chủ động phát động phong trào toàn dân ra quân diệt chuột trong các đợt sau: Đợt 1 sau khi thu hoạch lúa Xuân, đợt 2 khi cây lúa bước vào giai đoạn làm đòng; ưu tiên biện pháp thủ công (đào hang diệt chuột, các loại bẩy cơ học, bẩy bã sinh học…)
- Trên cây ngô: Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện sâu bệnh hại ngô, nhất là sâu keo mùa thu vào giai đoạn ngô 3-7 lá để có giải pháp phòng trừ kịp thời.
- Trên cây ăn quả có múi: Theo dõi diễn biến sâu vẽ bùa, châu chấu giai đoạn lộc Hè; nhóm nhện gây hại trên quả, bệnh nứt thân, xì mủ sau các đợt mưa ở các vườn có mật độ trồng cao, vùng thấp trũng.
2.2. Công tác Thú y
- Tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán thịt gia súc không có dấu kiểm dịch để đảm bảo 100% gia súc được giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung. Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện việc tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi đạt chỉ tiêu, kế hoạch huyện giao; kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành quy định về phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn quản lý theo Điều 7 của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Đối với gia súc, gia cầm không tiêm phòng nếu xảy ra dịch bệnh phải tiêu hủy không được xem xét chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người chăn nuôi và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Thực hiện công tác giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi đến tận hộ chăn nuôi, nhằm phát hiện sớm, bao vây kịp thời và nhanh chóng dập tắt ổ dịch mới phát sinh.
3. Công tác quản lý Nhà nước
- Phối hợp với các cơ quan ban ngành của tỉnh, huyện tiến hành kiểm tra hàng hóa vật tư phục vụ sản xuất vụ Hè thu 2023 nhằm góp phần ổn định thị trường; đảm bảo giống, vật tư nông nghiệp đạt chất lượng theo quy định đến với người sản xuất.
- Tập trung chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc các loại hàng hóa vật tư nông nghiệp; đặc biệt là nguồn gốc, chất lượng giống cây trồng; kiểm soát chặt chẽ các lô hàng cung ứng trên địa bàn xã; phối hợp với HTX quản lý tốt cơ cấu bộ giống; xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp không đảm bảo chất lượng.
- Căn cứ kế hoạch sản xuất của xã và tình hình diễn biến thực tế của sản xuất (về thời tiết, dịch bệnh, sinh trưởng, phát triển cây trồng,...), ban hành các văn bản chỉ đạo bổ cứu sản xuất kịp thời, đồng thời kiểm tra kết quả tổ chức thực hiện ở cơ sở.
- Tổ chức tốt quản lý giống cây trồng: Giống đưa vào cung ứng phải có đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.
4. Chính sách:
- Thực hiện các chính sách theo Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 về việc quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025;
- UBND xã chủ động sử dụng ngân sách xã, nguồn vốn nông thôn mới và các nguồn vốn từ các chương trình khác để chỉ đạo tập trung phát triển sản xuất.
V. Tổ chức thực hiện
Tổ chức quán triệt một cách đầy đủ Đề án sản xuất của UBND huyện, Kế hoạch của UBND xã về sản xuất vụ Hè Thu sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt và thắng lợi nhiệm vụ sản xuất Hè Thu năm 2023. Các đơn vị xóm trên cơ sở kế hoạch của UBND xã cần lập kế hoạch cụ thể của từng đơn vị thống nhất chỉ đạo thực hiện.
Tập trung sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự điều hành của chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể vận động nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung.
- Ở xã: Thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, phân công các thành viên bám sát đơn vị, đôn đốc chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Ở xóm: Ban phát triển thôn chỉ đạo, trực tiếp xây dựng kế hoạch và vận động nhân dân thực hiện.
Hàng tuần, hàng tháng có soát xét, kiểm tra bổ sung những khó khăn vướng mắc cần giải quyết phản ánh kịp thời về trực Ban chỉ đạo để phối hợp cùng giải quyết.
Trên đây là toàn bộ nội dung kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu năm 2023 kính mong được sự quan tâm chỉ đạo của các Ban ngành từ xã đến xóm và sự đồng thuận của nhân dân để tập trung sản xuất vụ Hè Thu thắng lợi; góp phần hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đảng bộ và nghị quyết HĐND xã đã đề ra.
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ SƠN BẰNG
CHỈ TIÊU MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH VỤ HÈ THU 2023
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐVT: ha
|
TT
|
Xóm
|
Tổng diện tích lúa
|
Tổng diện tích đất các loại
|
Trong đó
|
Ghi chú
|
Đậu
|
Lạc
|
Ngô
|
1
|
Thịnh Bằng
|
5,0
|
14,2
|
3,5
|
0
|
7,7
|
|
2
|
Trung Bằng
|
0
|
19,8
|
2,8
|
0
|
12,5
|
|
3
|
Kim Bằng
|
22,0
|
27,2
|
9,2
|
0
|
17,5
|
|
4
|
Phúc Bằng
|
27,5
|
17,0
|
8,2
|
|
14,8
|
|
5
|
Thanh Bằng
|
7,5
|
16,8
|
6,3
|
0
|
12,5
|
|
Cộng
|
62
|
95,0
|
30,0
|
0,0
|
65,0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ SƠN BẰNG
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT VỤ HÈ THU 2023
|
|
|
|
|
TT
|
Thôn
|
Vùng sản xuất Lúa
|
Ghi chú
|
1
|
Thịnh Bằng
|
Ruộng Vịnh; Ruộng Quan, Ruộng Gôm
|
|
2
|
Trung Bằng
|
|
|
3
|
Kim Bằng
|
Nhà nàng, Hàng mua, Đuôi lươn, Cồn kiệt, Mù lều, Ruộng mậu, Cửa lối.
|
|
4
|
Phúc Bằng
|
Bàu trai, Ruộng háp, Thát lát, Nhị Nam, Ao vịt, Cơn Mưng, Cơn chè, Ruộng Lùng, Đầu cầu
|
|
5
|
Thanh Bằng
|
Ruộng chòi (sâu), Cộc Gia, Ruộng năn, Ung lớ
Ruộng cần, Mụ Lều, Ung Bò, Nhà nàng.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ SƠN BẰNG
|
LỊCH THỜI VỤ HÈ THU 2023
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TT
|
Tên giống
|
TGST
|
Thời gian
gieo thẳng
|
Ghi chú
|
|
I
|
Lúa
|
|
|
|
|
1
|
Hương Bình, BQ, ADI 168, Hà phát 3
|
100-110 ngày
|
30/5-05/6
|
|
|
2
|
PC6, Xuân mai
|
dưới 100 ngày
|
05/6-8/6
|
|
|
II
|
Cây trồng cạn
|
Kết thúc trước 30/6
|
|