KH giải tỏa hành lang ATGT
UỶ BAN NHÂN DÂN
XÃ SƠN BẰNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: /KH-UBND
|
Sơn Bằng, ngày 25 tháng 10 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
Giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn xã năm 2022
I. Căn cứ xây dựng Kế hoạch:
- Luật Giao thông đường bộ 2008;
- Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2013 của Chính phủ về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải;
- Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 04/8/2016 của UBND tỉnh Hà tĩnh ban hành quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
- Văn bản số 4451/TCĐBVN-QLBTĐB ngày 01/7/2020 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc lập lại trật tự quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ;
- Kế hoạch số 06/KH-BATGT ngày 12/01/2022 của Ban ATGT tỉnh Triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2022;
- Kế hoạch số 05/KH-BATGT ngày 12/01/2022 của Ban ATGT huyện Triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2022;
- Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 20/10/2022 của UBND huyện Hương Sơn về việc giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn huyện năm 2022.
I. Mục đích, yêu cầu
- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng và bảo vệ hành lang an toàn giao thông; tạo chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng nông thôn mới.
- Góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông, bảo đảm đường thông thông thoáng góp phần giảm thiểu tại nạn giao thông, xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp chặt chẽ giữa Chính quyền xã và các đơn vị quản lý đường bộ trong việc quản lý kết cấu hạ tầng và bảo vệ hành lang an toàn giao thông theo nhiệm vụ được pháp luật quy định.
- Công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông phải đảm bảo thuyết phục, đúng quy trình tình tự thủ tục; phương châm lấy tuyên truyền vận động là chủ yếu, phát động phong trào tự giác giải tỏa với phong trào xây dựng nông thôn mới; kết hợp với cưỡng chế các trường hợp chây ì, cố tình vi phạm; kiên quyết xử lý dứt điểm và triệt để các công trình đã bồi thường GPMB, các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ; có giải pháp bền vững về chống lấn chiếm và tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi đã giải tỏa.
II. Nội dung và trình tự thực hiện
Bước 1: Công tác rà soát, thống kê
Từ ngày 25/10/2022 đến ngày 30/10/2022, UBND xã rà soát, thống kê các công trình lấn chiếm, các điểm họp chợ trên đường, biển, bảng lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường; các vị trí tập kết vật liệu ảnh hưởng ATGT….
Bước 2: Công tác tuyên truyền và vận động nhân dân tự giác giải tỏa các trường hợp vi phạm.
Từ ngày 25/10/2022 đến ngày 30/10/2022 và suốt thời gian trong đợt thực hiện kế hoạch, Đài truyền thanh xã và truyền thanh xóm tuyên truyền, thông báo trên loa phát thanh cho Nhân dân được biết để tự dời dọn, đề nghị thông báo 1 lần/ngày. Nội dung thông báo “Thực hiện Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Kết luận của Chủ tịch UBND huyện, từ ngày 25/10/2022 đến 30/10/2022 các lực lượng của huyện và của xã (thị trấn) sẽ tổ chức giải tỏa các trường hợp, lấn chiếm lòng lề đường trái phép để tập kết nguyên vật liệu, buôn bán hàng hóa, treo biển quảng cáo, xây dựng ki ốt…và các trường hợp vi phạm hành lang ATGT đường bộ. Vì vậy, UBND xã (thị trấn) yêu cầu các hộ dọc các tuyến đường bộ tự giác tháo dỡ và thu dọn vật tư, vật liệu, lều quán, ki ốt, biển quảng cáo….ra khỏi phạm vi lòng, lề đường và chỉ giới hành lang an toàn giao thông. Nếu không tự dời dọn, sau ngày 25/10/2022 đoàn công tác liên ngành sẽ tổ chức giải tỏa và thu hồi tất cả các tang vật vi phạm. Những trường hợp không chấp hành sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và chịu chí phí giải tỏa”.
Ban Cán sự các thôn và các tổ chức đoàn thể cùng tham gia vận động Nhân dân tự giác thu dọn các hành vi vi phạm như lấn chiếm lòng lề đường để họp chợ, tập kết vật liệu xây dựng, buôn bán hàng hóa, lắp dựng biển hiệu bán hàng..., xây dựng công trình trái phép trong hành lang đường bộ...
Trong quá trình tuyên truyền, UBND xã phối hợp chặt chẽ với Phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị quản lý đường bộ để kiểm tra, rà soát xác đinh phạm vi giải tỏa để nhân dân biết và thực hiện công tác tự di dời và phục vụ công tác cưỡng chế giải tỏa sau này.
Bước 3. Giải tỏa các trường hợp cố tính lấn chiếm lòng, lề đường, vi phạm hành lang ATGT đường bộ.
- Các thôn tổ chức giải tỏa tất cả các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm lòng lề đường, hành lang an toàn giao thông trên các cung đoạn đường trục chính xã, liên xã, liên thôn, trục thôn theo địa giới hành chính của từng thôn quản lý quá trình xử lý tổ chức.
- Thành lập Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện kế hoạch; phân công, bố trí lực lượng, phương tiện phù hợp để thực hiện việc cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành tự giác tháo dỡ.
- Trường hợp các hộ vi phạm cố tình không chấp hành, Uỷ ban nhân dân xã sẽ phối hợp với ban cán sự thôn huy động lực lượng xử lý. Quá trình thực hiện nếu các thôn thiếu trách nhiệm, UBND xã phối hợp BCĐ có các biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh và chỉ đạo thực hiện.
- Thời gian: Từ ngày 30/10/2022 đến ngày 02/11/2022 các thôn triển khai kế hoạch tổ chức thông báo đến tận hộ, trực tiếp gặp các hộ dân vi phạm để thông báo vận động nhân dân giải tỏa các vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ. Từ ngày 03/11/2022 đến ngày 05/11/2022 Ban phát triển hôn phối hợp Tổ công tác kiểm tra, lập biên bản cam kết đến tận hộ, tập trung giải tỏa, xử lý vật liệu, gạch, đá granis, đặt biển quảng cáo, các loại cây lâu năm và cây hàng năm, tháo gỡ, xử lý các công trình lấn chiếm lòng, lề đường.
- Lực lượng tham gia giải tỏa gồm:
+ UBND xã thành lập Tổ giải tỏa để thực hiện quy trình cưỡng chế giải tỏa theo trình tự thủ tục quy định.
+ Ban cán sự thôn chỉ đạo, phân công giao nhiệm vụ cho lực lượng công an viên, thôn đội trưởng phối hợp thực hiện.
Trước khi tổ chức cưỡng chế, các thôn thông báo cho các đối tượng vi phạm thực hiện tự giác tháo dỡ theo thời gian quy định. Sau đó đối với các trường hợp cố tình vi phạm chây ì thì Tổ công tác và lực lượng giải tỏa cùng phối hợp tổ chức giải tỏa tất cả các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường để họp chợ, tập kết nguyên vật liệu, bày bán hàng hóa, lắp dựng biển hiệu bán hàng... Các loại vật tư, vật liệu, thiết bị, dụng cụ, lều quán... vi phạm sẽ bị thu hồi và xử lý theo quy dịnh của pháp luật.
Bước 4: Tổ chức ký cam kết đối với các khu vực trọng điểm thường xảy ra vi phạm như họp chợ trên lòng, lề đường, đặt biển quảng cáo…; thường xuyên kiểm tra để phối hợp xử lý phòng chống tái lấn chiếm. Hoàn thành trước 05/11/2022.
Bước 5. Báo cáo kết quả thực hiện; Tổ chức họp sơ kết. Hoàn thành trước ngày 10/11/2022.
III. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện: Huy động sức dân, xã hội hóa và ngân sách địa phương hỗ trợ 1 phần.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Công tác tổ chức điều hành:
- Ở xã: Thành lập ban chỉ đạo giải tỏa lấy các thành viên chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới, theo địa bàn đã phân công. Thành lập 01 Tổ công tác gồm các đồng chí Trưởng, phó BCĐ, CT Mặt trận, CC Địa chính, CC GT-TL, Phó BCH QS xã, Trưởng công an xã, Phó công an xã, công an thường trực, Công chức Tài chính -Kế toán, Công chức Tư pháp, Công chức văn hóa tuyên truyền để phối hợp các thôn làm công tác rà soát, lập biên bản đến tận hộ có vi phạm.
- Ở thôn: Ban cán sự thôn căn cứ số lượng cụ thể cần phải giải tỏa, xây dựng kế hoạch phương án họp thôn, từng khu dân cư hoặc từng nhóm, phân công các thành viên trong ban phát triển thôn phụ trách chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
2. Công tác tuyên truyền:
- Tổ chức tuyên truyền râu rộng trong cán bộ, Đảng viên, các cơ quan đơn vị và các tầng lớp nhân dân về mục đích, yêu cầu của việc giải tỏa hành lang an toàn giao thông trên các tuyến đường năm 2022 có vai trò hết sức quan trọng nhằm bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông, bảo đảm cảnh quan và vệ sinh môi trường trên các trục đường cũng như trong các khu đân cư.
- Trong quá trình triển khai. Đài phát thanh xã xây dựng chương trình tuyên truyền kế hoạch, cập nhật từng ngày, từng đợt ở các thôn để tổ chức tuyên truyền phong trào về tình hình thực hiện của từng thôn, động viên biểu dương kịp thời các cá nhân, thôn chấp hành và thực hiện tốt.
3. Huy động lực lượng
3.1. Huy động ngày công của toàn dân trên địa bàn thôn, xã.
3.2. Huy động lực lượng công an, dân quân trên địa bàn xã thực hiện những tuyến đường trục xã, liên xã trọng điểm, vướng mắc.
4. Chế độ báo cáo
- Ban cán sự các thôn phối hợp với thành viên Tổ công tác tại thôn tổng hợp khối lượng thực hiện gửi về UBND xã (Qua CC ĐC-NN) vào lúc 16 giờ 0 phút ngày cuối tuần.
Trên đây là Kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn xã năm 2022, có vai trò hết sức quan trọng. Yêu cầu Ban cán sự các thôn và thành viên Ban chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và đúng thời gian quy định./.
Nơi nhận:
- UBND huyện;
- Phòng KTHT;
- Thành viên BCĐ;
- Trưởng thôn 5 thôn;
- Lưu: VP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Uông Thị Kim Yến
|