Kế hoạch sản xuất vụ đông 2022
UỶ BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
XÃ SƠN BẰNG
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: /KH-UBND
|
Sơn Bằng, ngày 31 tháng 8 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2022
PHẦN I
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2021
I. Những kết quả đạt được
1. Kết quả sản xuất
1.1. Trồng trọt
- Cây ăn quả: Tổng diện tích trồng mới 0,95 ha, trong đó cam chanh, cam bù 0,2 ha, bưởi 0,25 ha, còn lại 0,5 ha là cây các loại như ổi, mít….
- Ngô: toàn xã gieo trỉa được 57 ha, đạt 65,5% kế hoạch, năng suất 50 tạ/ha, sản lượng 285 tấn. Do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi nên các diện tích gieo muộn chuyển sang vụ Xuân 2022.
- Rau đậu thực phẩm: Tổng diện tích 10 ha, đạt 100% so với kế hoạch, năng suất đạt 54,0 tạ/ha, sản lượng 54 tấn.
- Thức ăn chăn nuôi: (Cỏ) Diện tích 17 ha, sản lượng vụ Đông 185 tấn.
1.2. Chăn nuôi
Tính đến thời điểm cuối năm 2021:
- Lợn: 302 con, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020.
- Trâu, Bò: 908 con, tăng 0,44% so với cùng kỳ năm 2020 trong đó bò lai Zebu chiếm 19,8% tổng đàn.
- Hươu: 630 con, tăng 3,1 % so với cùng kỳ năm 2020.
- Gia cầm: Tổng đàn 22205 con, tăng 11,7% so cùng kỳ năm 2020.
2. Công tác quản lý nhà nước
- Về giống và thời vụ:
+ Giống ngô: ngô lấy hạt sử dụng các giống CP3Q, CP512, PAC789, NK 4300, P4311 các giống ngô nếp HN68, HN88, MX4; ngô sinh khối sử dụng các giống NK7328…
Thời vụ: Từ cuối tháng 9/2021 nên ảnh hưởng đến tiến độ gieo trỉa các loại cây trồng vụ Đông.
+ Giống rau: Chủ yếu sử dụng các giống phù hợp với thời tiết lạnh như rau cải như cải củ, cải bẹ mào gà, cải ngọt, cải xanh… ngoài ra còn các giống đậu như đậu đũa, đậu ván, đậu côve, các loại cà và các giống bầu bí.
- Công tác Bảo vệ thực vật, thú y:
+ Công tác bảo vệ thực vật: Trên cây ngô giai đoạn 3 lá - 11 lá sâu keo mùa thu gây hại mật độ TB 2 con/m2, liên tục gối lứa, nên bà con phải phun nhiều lượt mới ngăn chặn được sự gây hại của chúng. Bên cạnh đó, còn có một số đối tượng khác như bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen… Đặc biệt, trên trà ngô Đông muộn, bệnh đốm lá lớn gây hại nặng giai đoạn trổ cờ - hình thành hạt.
Trên cây ăn quả có múi các đối tượng dịch hại: Bệnh xì mủ chảy gôm, ghẻ, loét, vàng lá thối rễ, muội đen, giai đoạn quả chín có ngài chích hút quả, ruồi vàng đã được phát hiện, phòng trừ kịp thời.
+ Do ảnh hưởng của bệnh Viêm da nổi cục từ đầu năm 2021 nên trong năm chỉ triển khai tiêm phòng Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng cho đàn trâu bò được 01 đợt vào tháng 8/2021, kết quả cụ thể: 725/911 liều LMLM trâu bò, đạt 80%; 700/911 liều THT trâu bò, đạt 77%; 85/227 liều dịch tả lợn, 85/227 liều THT lợn, đạt 37%; 490/583 liều dại chó, đạt 84,05%.
II. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1. Do mùa mưa bão năm 2021 đến sớm nên làm ảnh hưởng đến lịch thời vụ cây trồng vụ Đông; một số diện tích thấp, trũng không triển khai sản xuất ngô đông được.
2. Một số ứng dụng KHKT như: Sử dụng chế phẩm sinh học Hatimic để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và xử lý mùi hôi chuồng trại chưa nhiều; đệm lót sinh học, công nghệ sơ chế, bảo quản thức ăn cho gia súc chưa làm được.
3. Công tác quản lý môi trường trong phát triển chăn nuôi đặc biệt các hộ chăn nuôi lợn, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức.
4. Dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, năm 2021 tỉnh không có chính sách hỗ trợ vắc xin tiêm phòng Viên da nổi cục cho đàn trâu bò; việc tuyên truyền vận động người dân nộp tiền mua vắc xin gặp khó khăn, các hộ chăn nuôi bò bị thiệt hại do bệnh Viêm da nổi cục nhưng không có chính sách hỗ trợ; công tác quản lý mua bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật còn nhiều bất cập.
PHẦN II
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2022
I. Nhận định về thời tiết vụ Đông 2022
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, từ nay đến hết tháng 02 năm 2023 dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 8 - 10 cơn bão và ATNĐ, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 3 - 5 cơn, ảnh hưởng đến khu vực Hà Tĩnh khoảng 1 - 2 cơn. Cảnh báo nguy cơ xảy ra mưa lũ dồn dập tại Hà Tĩnh từ giữa tháng 9 đến nửa đầu tháng 11/2022. Ngoài ra cần đề đề phòng hiện tượng thời tiết cực đoan như dông lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ trung bình mùa vụ ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với TBNN và cao hơn so với năm 2021 cụ thể: Tháng 9/2022 ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN 0,5 - 1,00C. Tháng 10 – 11/2022, khả năng ở mức xấp xỉ đến thấp hơn so với TBNN, tháng 12 thấp hơn so với TBNN 0,50C. Tháng 01 - 02/2023 xấp xỉ TBNN. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa đông có khả năng ở mức thấp hơn một ít so với TBNN cùng thời kỳ. Tổng lượng mưa cả mùa vụ khả năng xấp xỉ so với TBNN và các đợt mưa lớn xảy ra nhiều hơn năm 2021 cụ thể: Tháng 9/2022 ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN, riêng Hương Khê thấp hơn TBNN 10 - 15%; tháng 10/2022 ở mức cao hơn TBNN từ 15 - 30%; tháng 11/2022 và tháng 01/2023 xấp xỉ TBNN; tháng 12/2022 và tháng 02/2023 ở cao hơn so với TBNN 10 - 20%. Mùa mưa bão năm nay khả năng đến sớm và kết thúc muộn hơn TBNN.
I. Quan điểm và mục tiêu sản xuất vụ Đông năm 2022
- Quan điểm
Xác định vụ Đông là vụ sản xuất chính trong năm, góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ và cung cấp nguồn thức ăn xanh cho gia súc tuy nhiên trong chỉ đạo sản xuất cần phải ứng phó linh hoạt với thời tiết cực đoan, bố trí hợp lý, đa dạng hóa các loại cây trồng, sản xuất rải vụ để né tránh thiên tai. Phát triển cây trồng có lợi thế của địa phương như Cam bù, Cam chanh theo hướng thâm canh nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng; tăng cường công tác dự tính, dự báo diễn biến sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi để kịp thời hướng dẫn phòng trừ đạt hiệu quả. Tập trung các giải pháp, chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao thực hiện trong năm 2022.
2. Mục tiêu
- Ngô đông:
Ngô lấy hạt: 87 ha x 50 tạ/ha = 435 tấn.
Ngô sinh khối: 8 ha x 350 tạ/ha = 280 tấn.
- Rau đậu các loại: 10 ha x 60 tạ/ha = 60 tấn.
+ Các hộ cải tạo vườn chuẩn bị làm đất, đào hố, ủ phân, trồng cây ăn quả các loại.
+ Giữ vững và phát triển đàn ong, Hươu, chủ động chống rét cho đàn gia súc gia cầm trong mùa đông.
+ Cùng việc chỉ đạo sản xuất vụ Đông cần tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Xuân 2023. Quy hoạch cụ thể các vùng gieo trồng lúa, lạc và tập trung đưa các loại giống có năng suất cao vào sản xuất.
Bên cạnh đó tập trung chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng giao theo Quyết định 8456/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND huyện, đến cuối năm 2022, đàn hươu 630 con, đàn dê 327 con, đàn ong 420 đàn
III. Nhiệm vụ và giải pháp
- Công tác thông tin tuyên truyền
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Đề án sản xuất vụ Đông năm 2022 với phương châm khắc phục khó khăn của thời tiết, dịch bệnh, huy động phương tiện và lực lượng tổ chức sản xuất găn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; các chủ trương, chính sách, các tiến bộ kỹ thuật mới về giống và công nghệ sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đến tận người sản xuất; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật chăn nuôi và việc chăn nuôi trong khu dân cư.
Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn về chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chính phủ, của tỉnh, huyện cho nông dân để biết và vận dụng thực hiện.
2. Phát triển sản xuất
2.1. Đối với các sản phẩm chủ lực
* Cây ăn quả:
+ Tiếp tục phát động mạnh đến hộ dân phong trào cải tạo vườn, sử dụng đất vườn đạt hiệu quả. Tập trung trồng thay thế, bổ sung các diện tích hư hỏng. Chỉ đạo, hướng dẫn các hộ dân trồng mới cây ăn quả thực hiện kỹ thuật đào hố, bón phân, trồng và chăm sóc cây sau trồng theo quy trình kỹ thuật.
+ Phát triển mạnh mẽ các loại cây ăn quả có giá trị cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi, có khả năng thích ứng rộng. Là vùng thấp lụt xã có thể phát triển các loại cây ăn quả có khả năng chịu ứng tốt như ổi (Đài Loan), mít (Thái Lan) nhằm nâng cao giá trị kinh tế vườn.
+ Tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc cây ăn quả như tạo tán, tỉa cành, phòng trừ các đối tượng dịch bệnh.
* Chăn nuôi
- Chăn nuôi lợn: Tiếp tục chỉ đạo các hộ chăn nuôi triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt bệnh dịch tả lợn Châu phi; tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường chuồng trại, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, theo hướng tuần hoàn.
- Bò: Tiếp tục đẩy mạnh chương trình Zêbu hóa đàn bò, sử dụng tinh bò chất lượng cao. Mở rộng quy mô chăn nuôi nông hộ bằng cách mở rộng diện tích thức ăn, ứng dụng quy trình sơ chế, bảo quản thức ăn đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong vụ đông.
- Chăn nuôi hươu: Mở rộng quy mô chăn nuôi nông hộ bằng cách mở rộng thức ăn chăn nuôi; rà soát, kiểm tra các mô hình chăn nuôi hươu hiện có, có giải pháp nhằm duy trì và phát triển đàn. Ngoài ra tập trung phát triển tăng đàn trong các hộ dân.
2.2. Đối với sản xuất vụ Đông truyền thống
a. Quy hoạch vùng sản xuất:
- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi để rút ngắn thời gian sản xuất, né tránh thiên tai và tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích.
- Quy hoạch ngô trên vùng đất bãi đồi, vùng đất màu sau khi thu hoạch đậu Hè thu. Rau đậu thực phẩm bố trí tập trung trên đất vườn, đất màu, cơ cấu các loại rau ăn lá trên đất thịt, các loại rau ăn củ trên đất cát pha.
b. Cơ cấu giống và thời vụ
Cây Ngô:
Tận dụng tối đa quỹ đất sau khi thu hoạch cây trồng vụ Hè thu để sản xuất ngô các loại. Đối với vùng đất màu không sản xuất vụ Hè thu do hạn bố trí trồng ngô Đông sớm.
+ Ngô lấy hạt: sử dụng các giống CP3Q, CP111, CP511, PAC789, … và nhóm giống ngắn ngày: MX10, HN68, HN88,.… Bố trí gieo trồng né tránh mưa bão, phấn đấu kết thúc thu hoạch trước 15-20/1/2023 để đảm bảo thời vụ sản xuất lạc, ngô vụ Xuân 2023, cụ thể như sau:
Trên các vùng cao lụt từ xóm Kim Bằng - Phúc Bằng - Thanh Bằng và Thịnh Bằng tập trung gieo trỉa từ 10/9 đến 25/9/2022. Những vùng thấp lụt từ Phúc Đình cũ - Chùa cũ - Đông Sơn cũ xem xét thời tiết để gieo trỉa thời gian cho phù hợp và kết thúc trước ngày 10/10/2022.
Nhóm giống có thời gian từ gieo đến thu hoạch ngắn (65 - 70 ngày) như MX10, HN68, HN88: kết thúc trước 30/10. Căn cứ diễn biến thời tiết có thể bố trí linh hoạt thời vụ gieo trỉa trong khoảng thời gian này. Nhóm giống có thời gian sinh trưởng 115-120 ngày như CP3Q, CP111, CP511, PAC789: kết thúc trước 5/10.
+ Trà ngô Đông muộn - Xuân sớm bố trí ở vùng bãi thấp không gieo trỉa lạc vụ Xuân, thời vụ từ 15/11 đến 10/12.
Trong điều kiện ảnh hưởng do bão lũ đến sớm, khôi phục sản xuất định hướng sử dụng nhóm ngô nếp chất lượng để tăng giá trị thu nhập và đảm bảo thời gian sản xuất lạc và các loại cây trồng cạn trong vụ Xuân 2023. Ngoài ra các thôn nên bố trí trồng xen Ngô vào các vùng rau, màu để đa dạng hóa cây trồng, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích.
+ Ngô sinh khối: cơ cấu các giống NK 7328, NK4300, CP512... căn cứ vào tình hình đất đai và nhu cầu sử dụng thức ăn cho gia súc để tiến hành gieo trỉa. Đối với vùng gieo trỉa lạc vụ Xuân 2023 thời vụ kết thúc trước 25/10/2022.
- Các đơn vị xóm cần có kế hoạch cụ thể quy hoạch vùng tập trung cho nhân dân đăng ký các loại giống. Ủy ban nhân dân xã giao cho HTX dịch vụ Nông nghiệp liên hệ Trung tâm ƯDKHK và bảo vệ cây trồng huyện để cung ứng giống cho các hộ dân.
(Lưu ý: Các xóm cần chỉ đạo mua giống tập trung tại HTX tránh để các hộ mua ngoài ốt quán, giống không rõ nguồn gốc, giống quá thời hạn ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm hoặc lúc trổ không có bông).
Rau đậu thực phẩm: Cơ cấu đa dạng các loại rau: nhóm rau ăn lá: Gồm cải củ, cải xanh, cải cúc, xà lách, rau gia vị…; nhóm củ quả: bí xanh, cà chua, đậu đổ, khoai tây, cà rốt, dưa chuột …; Bố trí thời gian gieo theo từng loại cho phù hợp và nên phân rãi vụ ra nhiều đợt để tăng hiệu quả kinh tế. Sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến khích sản xuất rau an toàn. Canh tác theo phương thức trồng thuần, trồng xen (xen ngô), nên bố trí thành nhiều trà, nhiều đợt lệch thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 để tận dụng tối đa điều kiện đất đai, lao động. Chú ý tấp tủ rơm rạ để đảm bảo đủ ấm và tránh xói mòn, dập nát khi có mưa to.
3. Chính sách
- Thực hiện các chính sách: Nghị Quyết 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị Quyết 23/2021/NQ-HĐND ngày 27/12/2021 của Hội đồng nhân dân huyện.
4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước về hàng hóa vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản:
Rà soát, thống kê lại tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa vật tư nông nghiệp có đến tháng 8/2022; tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại cơ sở; có phương án xử lý đối với các cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện theo quy định. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành của huyện tiến hành kiểm tra hàng hóa vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất vụ Đông năm 2022, đặc biệt là các giống ngô, nhằm góp phần ổn định thị trường; đảm bảo giống, vật tư nông nghiệp đạt chất lượng theo quy định đến với người sản xuất.
Tổ chức triển khai ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẽ theo Thông tư Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT.
- Công tác bảo vệ thực vật: Khuyến nông xã cần thường xuyên bám sát đồng ruộng, điều tra, phát hiện dự tính, dự báo kịp thời, chính xác các đối tượng dịch hại phát sinh và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Trong vụ Đông cần tập trung chú ý các đối tượng: Sâu keo mùa thu, Sâu xám, Sâu đục thân, bệnh Lùn xoắn hại ngô; nhóm bệnh héo rũ do nấm trên đậu co ve, dưa chuột; nhóm sâu ăn lá, bệnh thối nhũn trên rau họ thập tự.
Trên cây ăn quả có múi: Bệnh nứt thân xì mủ chảy gôm, vàng lá thối rễ phát sinh gây hại trên các vườn cam, bưởi; hại nặng trên những diện tích thường bị ngập úng, thoát nước kém; bệnh loét, sẹo phát sinh gây hại trên các vườn trồng dày, rậm rạp chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật.
- Phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi: Giám sát chặt chẽ các loại dịch bệnh, phát hiện sớm và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống, dập dịch kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Chỉ đạo quyết liệt thực hiện kế hoạch tiêm phòng đợt 2 năm 2022, thường xuyên tuyên truyền, thực hiện kế hoạch tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, đảm bảo 100% đối tượng vật nuôi thuộc diện tiêm phòng được tiêm phòng.
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát giết mổ tại địa phương, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Phấn đấu 100% gia súc giết mổ được đưa vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung. Kiểm soát tốt việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
- Công tác phòng chống thiên tai: Theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến thời tiết trong mùa mưa lũ để có các giải pháp chỉ đạo thực hiện kịp thời. Tổ chức trực 24/24h khi có mưa bão xảy ra.
- Công tác quản lý môi trường: Tăng cường quản lý về môi trường trong chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường; khuyến khích việc sử dụng chất thải chăn nuôi chế biến phân hữu cơ vi sinh phục vụ trồng trọt, nhất là cây ăn quả.
4. Công tác bảo vệ sản xuất
Trong vụ đông thời tiết mưa phùn gió bấc thường xuyên xảy ra, thức ăn trâu bò khan hiếm, bãi chăn giắt bị thu hẹp, nguy cơ lũ lụt, trâu bò thường tập trung vào các vùng gieo trỉa ngô, rau màu làm cho công tác bảo vệ thường gặp rất nhiều khó khăn. Để bảo vệ tốt các loại cây trồng trong vụ Đông cần có sự phối hợp hoạt động giữa đội bảo vệ, trưởng xóm và các hộ dân.
- Đối với các xóm: Cần cử người để bảo vệ sản xuất, thống nhất với tổ bảo vệ lịch lấy sản phẩm phụ như: Lá ngô, thân ngô vào các ngày nhất định tránh để kẻ xấu lợi dụng, phá hoại. Ban đêm các xóm cử người tuần tra canh gác, nhắc nhở con em không đưa trâu bò vào các vùng sản xuất cây vụ đông.
- Đối với HTX DVNN: Chịu trách nhiệm thông báo giá giống, thu tiền và cung ứng giống cho các xóm kịp thời vụ, đảm bảo chất lượng. Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất ngô cho nhân dân các xóm. Chỉ đạo tổ bảo vệ luôn làm tốt công tác bảo vệ sản xuất vụ Đông. Phối hợp UBND xã kiểm tra, xử lý phóng úng mương thoát nước các vùng thường bị ngập nước.
- Đối với tổ bảo vệ: Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đã ban hành, thống nhất rõ ràng với các xóm lịch lấy sản phẩm phụ như: Lá ngô, thân ngô vào các ngày nhất định, sau những ngày đó tuyệt đối không cho một ai vào lấy tự do sản phẩm và hàng ngày phải thay nhau bảo vệ các vùng đã được phân công, xử lý nghiêm các đối tượng chống đối.
IV. Tổ chức thực hiện
1. UBND xã căn cứ vào Đề án sản xuất vụ Đông 2022 của UBND huyện và điều kiện cụ thể tại địa phương để triển khai thực hiện, kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chỉ đạo, phân công cán bộ trực tiếp các thôn tuyên truyền, chỉ đạo tổ chức sản xuất khép kín diện tích theo kế hoạch, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao tại Quyết định số 8456/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND huyện.
2. Các đơn vị thôn căn cứ Kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2022 của ủy ban nhân dân xã và điều kiện cụ thể của từng thôn để chỉ đạo sản xuất vụ Đông sát đúng phù hợp của đơn vị mình.
3. Giao HTX DVNN hợp đồng liên kết cung ứng giống và các dịch vụ khác. Phối hợp với Trung tâm ứng dụng Khoa học công nghệ và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện, chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ các loại giống cây trồng, đảm bảo yêu cầu chất lượng.
4. Cán bộ Nông nghiệp, Khuyến nông xã, làm tốt công tác dự tính, dự báo và tham mưu các biện pháp phòng trừ kịp thời khi có sâu bệnh xảy ra. Đồng thời giúp UBND xã hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện.
5. Các đồng chí Ban chỉ đạo phụ trách thôn bám sát cơ sở, đôn đốc kiểm tra thực hiện, báo cáo hàng tuần với thường trực Ban chỉ đạo xã.
6. Đề nghị tổ chức đoàn thể cấp xã chỉ đạo, tuyên truyền vận động hội viên tham gia sản xuất, thực hiện cải tạo vườn, xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu, góp phần hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ 4 tháng còn lại năm 2022.
Trên đây là toàn bộ nội dung kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2022, kính mong được sự quan chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
Nơi nhận:
- Phòng NN&PTNT huyện;
- BTV Đảng ủy, TT HĐND xã;
- Thành viên BCĐ sản xuất;
- 5 thôn;
- Lưu VP, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
|
|
Đào Văn Bé
|
LỊCH THỜI VỤ
CÁC LOẠI CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG NĂM 2022
STT
|
Loại cây trồng
|
Trà gieo trồng
|
Thời vụ gieo trỉa
|
1
|
Ngô
|
Trà Sớm
|
30/8-10/9
|
Trà chính vụ
|
10/9-25/9
|
Trà thấp lụt
|
Kết thúc trước 10/10
|
2
|
Rau, đậu các loại
|
Gối lứa trong suốt cả mùa vụ
|
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ SƠN BẰNG
|
|
|
|
Chỉ tiêu định hướng diện tích cây trồng ngắn ngày vụ Đông 2022
|
|
|
|
|
|
ĐVT: ha
|
|
STT
|
Thôn
|
Tổng diện tích
|
Ngô
|
Trong đó
|
Rau
|
Ghi chú
|
Lấy hạt
|
Lấy thân lá
|
1
|
Thịnh Bằng
|
15,7
|
13,7
|
13,2
|
0,5
|
2
|
|
2
|
Trung Bằng
|
21,0
|
19
|
14,0
|
5,0
|
2
|
|
3
|
Kim Bằng
|
29,2
|
27,2
|
26,2
|
1,0
|
2
|
|
4
|
Phúc Bằng
|
18,0
|
16
|
15,0
|
1,0
|
2
|
|
5
|
Thanh Bằng
|
21,1
|
19,1
|
18,6
|
0,5
|
2
|
|
Tổng cộng
|
105,0
|
95,0
|
87,0
|
8,0
|
10,0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ SƠN BẰNG
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c