Công văn của UBND xã Sơn Bằng về việc chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu phi

  ỦY BAN NHÂN DÂN

        XÃ SƠN BẰNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       Số: 15/UBND

Hướng dẫn về việc phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

 

        Sơn Bằng, ngày 12 tháng 3 năm 2021

 

Hiện nay, bệnh Dịch tả lợn Châu đã tái phát trở lại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Nguyên nhân dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc chủ yếu do người dân còn chủ quan trong chăn nuôi, không chấp hành quy trình chăn nuôi và phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; bên cạnh đó, việc kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc tại các xã còn nhiều tồn tại, hạn chế, do vậy, nguy cơ tái phát và lây lan bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là rất cao.

Nguyên nhân bệnh: Do vi rút gây ra, nên lây lan rất nhanh.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 15 ngày

Lợn nhiểm bệnh tỷ lệ chết gần như 100%

     Thể quá cấp tính

Lợn mắc dịch tả ở thể này thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và chết một cách nhanh chóng. Một số trường hợp trước khi chết có thể sốt cao và nằm ủ rũ. 

          Thể cấp tính

- Lợn có hiện tượng sốt cao, nhiệt độ từ 40.5 - 42oC. 

- Trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu tiên, lợn lười vận động, nằm chồng đống, không ăn và thích chỗ nằm gần nước. 

- Các vùng da trắng (như tai, ngực, bụng, đuôi, cẳng chân) chuyển sang màu xanh tím hoặc màu đỏ.

- Lợn đi lại bất thường.

- 1 - 2 ngày tiếp đó, trước khi chết lợn có các triệu chứng như đi lại không vững, viêm mắt, khó thở, thở gấp, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, mũi có bọt lẫn máu và một số biểu hiện thần kinh. 

- Lợn chết trong vòng từ 7 - 14 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 20 ngày. Trường hợp lợn đang mang thai nhưng mắc bệnh sẽ dẫn đến sẩy thai và tỉ lệ chết gần như 100%. 

- Nếu lợn nhiễm virus nhưng không có triệu chứng hay khỏi bệnh thì trong cơ thể vẫn sẽ tồn tại virus đến suốt đời và trở thành nguồn lây nhiễm bệnh nguy hiểm. 

Bệnh lây lan như thế nào?

  • Vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại 3-6 tháng ở nhiệt độ thường.

                                    Con người, xe cộ, dụng cụ thú y

             Lây truyền                     Sản phẩm của lợn ốm

                                                  Vận chuyển động vật

                                     Vật chủ trung gian: chuột, gà, ruồi, muỗi...

Biện pháp phòng bệnh:

- Không dấu dịch (thông báo với chính quyền và cơ quan chuyên môn khi phát hiện lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lợn châu phi)

- Không mua con giống từ vùng có dịch bệnh về nuôi.

- Không đi vào vùng có thông báo bệnh dịch tả lợn châu phi.

- Không sử dụng nước rác để chăn nuôi.

- Không để các hộ tê lô vào trong chuồng bắt lợn. Khi xuất bán chủ hộ cần lùa lợn ra khỏi chuồng bắt ngoài chuồng nuôi, phun tiêu độc khử trùng dụng cụ, phương tiện người đến bắt lợn.

- Hộ chăn nuôi lợn cần tự chủ đối với sản phẩm thịt lợn. Nếu mua cần chọn sản phẩm rõ nguồn gốc, có dấu kiểm soát giết mổ, nước rửa thịt, xương lợn không đổ ra ngoài môi trường.

- Chuồng chăn nuôi lợn cần được rào, chắn không để gà, vịt…vào trong khu vực chuồng nuôi mang mầm bệnh vào.

- Thực hiện rửa tay bằng xà phòng, thay đồ bảo hộ, đi ủng dẫm qua chậu hóa chất hoặc vôi trước khi vào chuồng chăm sóc lợn. Định kỳ rắc vôi, phun hóa chất tiêu độc chuồng trại tuần 1 lần.

- Thực hiện phun tiêu độc khử trùng phía bên ngoài bao cám, để khô trước khi đưa vào kho cất.

Biện pháp chống dịch:

- Khi có lợn ốm điều trị không khỏi, chết không rõ nguyên nhân cần báo kịp thời cho cán bộ thôn và cán bộ thú y xã, thị trấn hoặc Trạm Thú y huyện.

- Cách ly lợn ốm ra khu vực chuồng riêng với lợn khỏe.

- Thực hiện phun  hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực xung quanh ngày 1 lần.

Trên đây là hướng dẫn phòng, chống bênh dịch tả lợn Châu Phi của UBND xã để các thôn, hộ chăn nuôi lợn thực hiện, công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn./.

                  

   Nơi nhận:

  - Gửi BTV Đảng ủy (để BC);

  - Các thôn trưởng;

  - Lưu VP xã.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

 P. CHỦ TỊCH

 

 

 

    Đào Văn Bé

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 152.562
    Online: 3